Máy lạnh là một thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống ngày nay. Do sự khắc nghiệt của khí hậu nên máy lạnh ngày càng được mọi người sử dụng rộng rãi. Nhưng tại sao máy lạnh lại có thể làm lạnh được thì không phải ai cũng biết. Vậy nên hôm nay Điện lạnh Nguyễn Phát sẽ cùng với các bạn đi tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy lạnh.
Cấu tạo của máy lạnh
Máy lạnh hiện nay thường gồm 2 bộ phận chính là Dàn nóng và Dàn lạnh.
Dàn nóng
Dàn nóng là bộ phận được đặc ngoài trời có tác dụng trao đổi nhiệt độ qua máy nén và các ống đồng, quạt. Dàn nóng có cấu tạo để có thể lắp đặt được ngoài trời. Nhưng bạn cũng cần lưu ý là không nên lắp vào những nơi có nhiệt độ quá cao. Vì nếu nhiệt độ quá cao sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của thiết bị.
Dàn nóng bao gồm 1 máy nén khí và quạt làm mát. Là bộ phận tiêu tốn nhiều điện năng nhất. Chiếm đến 95% điện năng tiêu thụ của cả máy lạnh. Còn dàn lạnh chỉ có quạt và Board điều khiển nên chỉ tiêu tốn khoảng 5% lượng điện.
Dàn lạnh
Là bộ phận trao đổi không khí được lắp đặt trong nhà, nơi cần được làm mát. Dàn lạnh gồm bộ trao đổi nhiệt bằng ống đồng và cánh nhôm. Cùng với một các quạt kiểu ly tâm (lồng sóc). Dàn lạnh có nhiều loại khác nhau để ta có thể lắp đặt được vào nhiều vị trí, không gian khác nhau như:
Loại đặt sàn: Có cửa hút bên hông hoặc phía trước và cửa gió được đặt phía trên. Loại này thường được sử dụng trong các nơi có không gian hẹp và trần cao.
Loại áp trần: Là loại đặt thiết kế để có thể lắp đặt sát trên trần. Hơi lạnh được thổi ra đi sát trần và được thu hồi về ở phía dưới dàn lạnh. Thích hợp cho các không gian có trần thấp và rộng.
Loại dấu trần: Loại này được lắp đặt hoàn toàn bên trong trần. Dần gió xuống thông qua đường ống và phải có thêm đường ống để cấp gió cho dàn lạnh này. Kiểu này phù hợp cho các văn phòng, công ty, những nơi có trần giả.
Loại treo tường: Đây là loại phố biến nhất thường được gặp trong các hộ gia đình. Loại này được gắn trên tường và có thiết kế rất đẹp. Loại này được dùng cho các không gian cân đối. Hơi lạnh được thổi ra ở phía dưới và được hút vào ở phía trên của dàn lạnh.
Loại cassette: là loại máy khi lắp đặt người ta khoét trần và lắp đặt áp lên bề mặt trần. Toàn bộ dàn lạnh nằm sâu trong trần, chỉ có mặt trước của dàn lạnh là nổi trên bề mặt trần. Loại cassette rất thích hợp cho các khu vực trần cao, không gian rộng như các phòng họp, đại sảnh, hội trường.
Ống đồng (ống dẫn gas)
Là một cặp ống dùng để liên kết giữa dàn nóng và dàn lạnh bởi một loại gas máy lạnh. Tùy theo loại máy là kích thước ống đồng có thể khác nhau. Kích thước ống đồng thường được ghi rõ trong các tài liệu sử dụng của máy lạnh. Khi lắp đặt các ống đồng thường được kẹp vào với nhau để tăng hiệu quả làm lạnh và được bọc bởi một lớp mút chuyên dụng.
Nguyên lý hoạt động của máy lạnh
Trong quá trình hoạt động của máy lạnh thì dàn lạnh sẽ hoạt động liên tục không nghỉ. Nhưng dàn nóng sẽ hoạt động theo cơ chế tự động lúc nghỉ lúc hoạt động tùy theo nhiệt độ trong phòng đã đạt đến mức mà bạn đặt hay chưa. Nhiệt độ hiển thị trên Remote của máy lạnh.
Quạt của dàn lạnh sẽ hoạt động liên tục để có thể trao đổi khí trong phòng giúp phòng mát đều hơn. Trong dàn lạnh sẽ có một cảm biến nhiệt độ đặt tại của lấy gió về để có thể biết được nhiệt độ hiện tại trong phòng là bao nhiêu. Nếu nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ bạn đặt ở Remote (thường là từ 1 đến 2 độ) board báo hiệu và ngắt dàn nóng. Ngược lại nếu nhiệt độ trong phòng mà cảm biến đo được cao hơn nhiệt độ trên Remote thì board sẽ lại cho dàn nóng chạy. Đây là lý do dàn nóng lúc chạy lúc nghỉ.
Khi dàn nóng chạy thì dàn lạnh mới có chắc năng làm mát và cũng là lúc máy lạnh tiêu tốn điện năng nhiều nhất. Còn khi dàn nóng tắt thì dàn lạnh chỉ là một chiếc quạt luân chuyển không khí bình thường.